NẤM BÀO NGƯ
Nấm bào ngư cũng là loài nấm ăn, như nấm rơm, nấm mối, đông cô..., tai nấm dạng
phễu, phiến kéo dài xuống chân. Cuống nấm gần gốc có lớp lông mịn. Tai nấm còn
non có màu sắc tối, nhưng khi trưởng thành, màu trở nên sáng hơn.
Tai nấm bào ngư phát triển qua nhiều giai đoạn, dựa theo hình dạng có tên gọi
tương ứng: dạng san hô, dạng dùi trống, dạng phễu, dạng bán cầu lệch, dạng lá
lục bình.
a/ Dạng san hô b/ Dạng dùi trống c/ Dạng
phễu d/ Dạng bán cầu lệch e/ Dạng lá lục bình
Hình 1: Các giai đoạn phát triển của nấm bào ngư
Ở Âu châu, nấm bào ngư đứng hàng thứ hai trong các loài nấm ăn (chỉ sau nấm mỡ-
Agaricus bisporus). Nấm không những ăn ngon, mà còn có nhiều tính chất
quí. Nếu tính về thành phần dinh dưỡng thì nấm bào ngư có nhiều chất đường,
thậm chí hơn cả nấm rơm, nấm mỡ, nấm đông cô. Về đạm và khoáng không thua gì
các loài nấm kể trên. Xét về năng lượng, nấm bào ngư lại cung cấp năng lượng ở mức
tối thiểu, thấp hơn đông cô, tương đương với nấm rơm, nấm mỡ, rất thích hợp cho
những người ăn kiêng.
Ngoài ra, còn phát hiện ở nấm bào ngư có chất kháng sinh là
Pleurotin, ức chế hoạt động của vi khuẩn Gram dương (Robins và cộng sự, 1947).
Bên cạnh đó, nấm còn chứa hai polysaccharid có hoạt tính kháng ung bướu, mà
chất được biết nhiều nhất, gồm 69% beta
(1-3) glucan, 13% galactose, 6% mannose, 13% uronic acid. Ngoài ra, nấm chứa
nhiều acid folic, rất cần cho những người bị thiếu máu.
Nấm bào ngư được trồng
ở nước ta cách nay hơn hai chục năm, với nhiều chủng loại:
bào ngư trắng (P. florida), bào ngư tím (P. ostreatus), bào ngư
xám (P. sajor-saju), bào ngư vàng (P. pulmonarius), ... và trên
nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau, như: rơm rạ, bã mía, mạt cưa (hay mùn cưa),
bàng, lát, đưng, bông phế thải, cùi bắp... Kết quả cho thấy nấm mọc tốt trên
nhiều loại nguyên liệu và hiệu suất sinh học (nấm tươi trên trọng lượng nguyên
liệu khô) rất cao.
Thời gian qua, khi thử nghiệm nuôi trồng nấm bào ngư trên bã mía, thân và lá
bắp, chúng tôi thu được kết quả sau:
- Với thân bắp, hiệu suất sinh học là 55,58 %.
- Với lá bắp, hiệu suất sinh học là 60,47%.
- Với bã mía, hiệu suất sinh học là 86,63%.
Như vậy cho thấy, nấm bào ngư là loài nấm dễ trồng, năng suất cao, lại ăn ngon.
Tuy nhiên, thời gian qua, do chưa quảng bá, hướng dẫn nuôi trồng và chế biến,
nên mặc dù đã được nghiên cứu, nuôi trồng gần hai chục năm nay, nhưng nấm bào
ngư vẫn còn xa lạ với nhiều người Việt nam.
II. VIỆT NAM CÓ THỂ TRỒNG LOÀI BÀO NGƯ NÀO ?
Nấm bào ngư có nhiều chủng loại khác nhau, khả năng phân bố đối
với nhiệt độ cũng rất rộng. Có những loài mọc ở nhiệt độ thấp, như: bào ngư tím
(P. ostreatus), ra nấm ở 15oC, thậm chí phải “sốc lạnh” ở 5oC
trong 24 giờ trước khi chuyển sang 15oC (Laborde và J. Delmas, 1974)
hay bào ngư xám (P. sajor-caju) ra nấm đồng loạt khi sốc lạnh ở 15oC
trong 12 giờ. Tuy nhiên, cũng có những loài ra nấm ở nhiệt độ cao, như : bào
ngư trắng (P. florida ),
bào ngư Nhật (P. abalonus), ...
Ở Việt Nam
hiện nuôi trồng một số loài bào ngư sau:
- Bào ngư trắng (P. florida )
ra nấm ở 27-28oC.
- Bào ngư xám (P. sajor-caju) ra nấm ở 24-25oC.
- Bào ngư Nhật (P. abalonus) ra nấm ở 26-28oC.
- Bào ngư vua (P. eryngii) ra nấm ở 26-27oC
Như vậy, tùy nhiệt độ thích hợp của từng loài nấm, mà chọn chủng nuôi trồng cho
từng vùng và theo từng mùa trong năm.
Ngoài nhiệt độ, nấm bào ngư còn chi phối bởi ẩm độ. Ẩm độ thích hợp cho tơ nấm
phát triển là từ 40 – 50% (độ ẩm cơ chất trồng nấm) và cho quả thể là 70 –
90% (độ ẩm không khí).
Trong thời kỳ nuôi tơ (ươm sợi), nấm không cần anh sáng, nhưng khi hình thành
và phát triển của tai nấm (quả thể) cần chiếu sáng vừa phải (400 -2000 lux).
III. NGUYÊN LIỆU DÙNG TRONG NUÔI TRỒNG NẤM BÀO NGƯ
Nấm bào ngư, như đã trình bày, có thể mọc trên nhiều loại gỗ và cơ chất khác
nhau. Tuy nhiên, phổ biến hiện nay ở nhiều nơi vẫn thích trồng trên mạt cưa, bã
mía và rơm rạ.
1. Sử dụng mạt cưa
Nguyên
liệu sử dụng chính là mạt cưa cao su, nhiều nơi cũng có thể dùng mạt cưa tạp
của các cây lá rộng, gỗ mềm, như xoài, mít, sung, so đủa, điều, điệp... Cách
nuôi trồng tương tự như đối với nấm mèo.
Qui trình trồng nấm bào ngư được tóm tắt như sau:
Nấm bào ngư thuộc nhóm nấm phá hoại gỗ,
sống chủ yếu hoại sinh (ngoại trừ một vài loài ký sinh, như P.
ostreatus, P. erygii), tơ nấm tăng trưởng tốt trên môi trường có urê. Nhiều
nghiên cứu cho thấy việc bổ sung bột đậu nành, bột lông vũ cũng giúp nấm bào
ngư mọc tốt hơn.
Việc thêm KCl vào môi trường giúp nấm bào ngư tạo quả thể sớm hơn
10 ngày, còn khi thêm NaCl, MgCl2 hoặc CaCl2, P.
ostreatus kết quả thể sớm hơn 3 ngày hay bổ sung MgCl2,
làm P. sapidus tạo quả thể sớm hơn 2 ngày. Như vậy, khi bổ sung muối khoáng
thích hợp làm rút ngắn thời gian tạo quả thể ở nấm. Lượng muối khoáng thêm vào
tính bằng phần ngàn (%o),
dao động trong khoảng 1-5%o.
Nấm bào ngư khi đưa vào nhà tưới, có thể treo như nấm mèo, nhưng tốt nhất là
xếp kệ và tưới nước. Việc tưới nước sẽ giúp kích thích tơ nấm kết bện lại để
nhanh ra quả thể, đồng thời rữa các bụi bậm bám trên bịch trong quá trình ủ tơ.
Sau khi tưới nước hai ngày bắt đầu mở miệng. Nếu xếp kệ, chỉ cần gở nút bông
hoặc rạch bỏ phần nylon chóp đỉnh (hình 2). Mặt mở tập trung về một bên, dễ
giữ ẩm và chăm sóc, cũng như thu hái. Nếu treo ngang hoặc treo dọc có
thể rạch thành 4 hoặc 5 đường dài 10cm bên hông bịch theo chiều thẳng đứng.
Hình
2 : Cách mở miệng bịch phôi đón nấm
Sau khi, mở miệng khoảng 6 giờ, tiến hành
tưới để tạo ẩm chonấm bào ngư kết nụ. Mùa hè tốt nhất nên tưới vào buổi tối,
nhờ ban đêm trời mát và nước lạnh sẽ kích thích nấm dễ kết nụ. Nấm bào ngư
không cần nhiều nước, nên không tưới như nấm mèo, nhất là dụng cụ tưới phải
thật mịn (phun sương), như vậy mới không làm chết nấm.
Nấm bào ngư lớn rất nhanh. Từ lúc xuất hiện đến
khi trưởng thành, chỉ từ hai đến ba
ngày. Nấm mọc thành chùm, nên phải tính cách hái cho có lợi
nhất (tương tự nấm rơm). Khi hái nên hái cả gốc, để không thừa lại phần chân
nấm sẽ dễ gây nhiễm khuẩn cho nấm non còn lại.
Hình 3 : Nấm bào ngư nuôi trồng xếp kệ
2. Sử dụng bã mía
Bã mía là phế liệu của nhà máy đường, số
lượng thải ra hàng năm rất lớn, nếu sử dụng cho trồng nấm bào ngư sẽ tạo
ra một lượng sản phẩm không nhỏ cho xã hội và cho xuất khẩu.
Nấm bào ngư là loại nấm “háo đường”, chúng trồng tốt trên nguyên liệu có chất
đường, như cùi bắp, bã mía...
Quá trình xử lý nguyên liệu làm bịch phôi có hai khả năng xảy ra: khử trùng
nguyên liệu và không khử trùng. Trường hợp thứ nhất tiến hành đóng túi và khử
trùng như làm mạt cưa. Trường hợp thứ hai, nguyên liệu được cho vào túi nylon
(PE). Cứ một lớp bã mía 10 cm, rãi giống theo bìa, sát thành bịch. Tuần tự
cho đến khi đầy túi (30 - 40 cm). Ở lớp cuối cùng, rãi giống đều trên bề mặt
nguyên liệu. Sau đó, gấp nylon còn thừa lại để che miệng túi, đem nuôi ủ cho
đến khi tơ ăn đầy.
Cũng cần lưu ý, để meo giống phát triển tốt, khi cấy giống không nên bóp vụn,
mà bẻ thành từng miếng. Tỉ lệ giống cấy vào chiếm từ 10 -20 % so với cơ chất.
Qui trình trồng nấm bào ngư
trên bã mía như sau:
Quá trình tưới đón quả thể tương tự như trên mạt cưa.
3. Sử dụng rơm rạ
Nuôi trồng nấm bào ngư trên mạt cưa thích
hợp cho nuôi trồng công nghiệp, nhưng để phổ biến rộng rãi trong dân, nhất là
giải quyết xoá đói giảm nghèo, thì việc đầu tư khá tốn kém. Vì vậy nếu ở những
vùng có rơm rạ, có thể có phương pháp đơn giản hơn để trồng nấm bào ngư với
nguyên liệu là rơm rạ.
Ngoài ra, ở các vùng trồng lúa lại khan hiếm mạt cưa, nên sử dụng rơm rạ làm
nguyên liệu trồng nấm bào ngư, vừa hạ giá thành, vừa thu được năng suất cao.
Rơm rạ khô được làm ẩm bằng cách nhúng qua hoặc ngâm với nước vôi 1% trong 24
giờ. Sau đó ủ đống như làm với nấm rơm 7 – 10 ngày.
Sự hiện diện của vôi làm mềm nhanh nguyên liệu, đồng thời làm kiềm hoá môi
trường, hạn chế sự sống của vi khuẩn, nấm mốc; ngoài ra, vôi cũng giúp khử độc
(nhờ gốc Ca2+).
Cách chế biến tương tự như trường hợp xử lý rơm rạ trồng nấm rơm, nghĩa là cũng
làm ẩm bằng nước hoặc nước vôi 1%. Sau đó ủ đống. Thời gian ủ tốt nhất là 7- 10
ngày. Sự hiện diện của vôi làm mềm nhanh nguyên liệu, đồng thời làm kiềm hoá
môi trường, hạn chế sự sống của vi khuẩn, nấm mốc; ngoài ra, vôi cũng giúp khử
độc (nhờ gốc Ca2+).
Nguyên
liệu được xem là “chín” khi rơm trở nên sẫm màu, mùi thơm dễ chịu. Nước rơm
chảy ra có màu đục xá xị. Trong trường hợp muốn rút ngắn thới gian ủ rơm, thì
cần cho men vi sinh vào nguyên liệu để làm quá trình phân hủy nhanh hơn.
Nguyên liệu xử lý xong được cho vào túi PP (kích thước 30cm x 40cm) đóng gói
như làm bằng mạt cưa. Khử trùng ở 105oC trong 4 giờ. Để nguội 24 giờ
rồi cấy meo giống nấm bào ngư vào.
Trường hợp làm đơn giản không cần khử trùng nhiệt thì nguyên liệu (sau xử lý)
cho vào những túi nylon lớn hoặc túi xốp (35cm x 45cm) thành từng lớp 10cm, rồi
gieo meo sát bìa vách phía trong túi, Tiếp tục cho rơm thêm lớp 10cm nữa và
gieo meo tương tự. Sau đó làm lớp thứ ba, ở lớp này meo giống được gieo đều
khắp bề mặt để làm lớp phủ. Cuối cùng xếp miệng bao lại để tránh bụi bậm và
nguồn bệnh rơi vào. Nuôi ủ cho tơ ăn đầy và đem ra tưới đón nấm.
Hình 4
: Quy trình nuôi trồng nấm bào ngư bằng rơm
Điều kiện nuôi tơ và tưới đón nấm cũng
giống như trên mạt cưa, tuy nhiên cần lưu ý hai điểm quan trọng như sau:
- Rơm rạ phải được làm rao nước tối đa (còn từ 30 - 40% độ ẩm),
để tránh tơ nấm co cụm lại và nhũn vàng.
-
Sau khi thu hái xong ở mỗi đợt, tốt nhất
nên nén bịch dẽ xuống, để cho các đợt nấm sau không bị tai nấm nhỏ dần.
Ngoài phương pháp vào túi, người ta còn dùng phương pháp đóng khối
hay khuôn (như trồng nấm rơm ngoài trời) để trồng nấm bào ngư. Cách làm này
cũng đem lại hiệu quả khá tốt.
Quá trình tưới đón quả thể cũng tương tự như trên mạt cưa hay bã mía.
IV.
KHỬ TRÙNG CƠ CHẤT TRỒNG NẤM BÀO NGƯ
Nguyên liệu cần khử trùng để diệt các mầm bệnh có hại cho nấm. Để
quá trình khử trùng tốt phải phối hợp ba yếu tố:
- Chất lượng nguyên liệu sử dụng: nguyên liệu cũ, bị mốc, kích thước
không đồng đều, thành phần phức tạp, thiếu ẩm… sẽ khó khử trùng hoặc phải khử
trùng kỹ hơn. Ngoài ra, nếu bao bì bị bám bẩn, ở miệng hoặc vỏ bọc bên ngoài,
nút bông bị ướt... đều dễ phát sinh nhiễm tạp.
- Chế biến và ủ đống nguyên liệu: nguyên liệu trộn thêm các chất có tác
dụng khử trùng như vôi, thạch cao... giúp hạn chế một phần mầm bệnh. Trong quá
trình ủ, nhiệt độ đống ủ tăng cao (60o- 80oC), cũng góp
phần diệt nhiều vi sinh vật có hại. Quá trình ủ cũng làm nguyên liệu hút ẩm
đồng đều hơn, tạo nhiều thuận lợi cho việc khử trùng.
- Cách thức khử trùng: phương pháp khử trùng phổ biến hiện nay là dùng
nhiệt ẩm (có hoặc không có áp suất) và cần thiết bị tương ứng. Dù phương pháp
nào cũng đều phải đảm bảo nhiệt độ và thời gian khử trùng thích hợp.
Một vài nơi còn sử dụng thùng phuy và dùng
vải nhựa với bao bố ướt để làm nắp. Nhiệt độ các nồi này thường không cao,
khoảng 85- 90oC, do đó, phải kéo dài 5 - 6 giờ.
Nhiều nơi khác, hệ thống nấu dùng chảo có
vỏ bọc bằng tôn, sắt, xi măng ... dạng hình khối hộp, cửa mở ra trước mặt.
Nhiệt độ nồi thường không cao, khoảng 95o- 100oC, thời
gian hấp từ 3-4 giờ.
Khu vực Long Khánh còn làm nồi khối tròn,
có nắp đậy và ốc vặn chắc chắn, nhưng nhiệt độ sử dụng khoảng 105oC trong
2 giờ 30 - 3 giờ.
V. TRỒNG NẤM BÀO NGƯ NHƯ THẾ
NÀO CHO CÓ NĂNG SUẤT
Năng suất nấm lệ thuộc bởi nhiều yếu tố, bao gồm:
- Giống nấm.
- Thành phần dinh dưỡng.
- Điều kiện nuôi ủ và chăm sóc.
- Phòng bệnh.
1. Meo giống nấm
Muốn nâng năng suất nấm mèo, trước tiên
phải có nguồn giống cung cấp tin cậy, còn lại là tùy thuộc kỹ thuật người
trồng.
2. Dinh dưỡng cho nấm
Liên quan đến loại mạt cưa (loại gỗ) và
thành phần thêm vào. Thành phần này có thể cung cấp ngay từ lúc trộn nguyên
liệu, nhưng cũng có thể bổ sung thêm vào giai đoạn phát triển của quả thể.
Dinh dưỡng trộn thêm vào nguyên liệu có thể là phân bón hoá học hoặc
1% đường ăn hoặc khoáng như Kali, Phosphat, Magnê... . Ngoài ra,
nhiều loại phân bón lá, như N-P-K, Komix, Bimix, HVP... đều có thể dùng để
tưới bổ sung cho nấm. Urê dùng tưới nấm rất tốt, nhưng khi phát sinh bệnh, nhất
là mốc, phải ngưng ngay. Tuy nhiên, quan trọng vẫn là khâu chế biến và ủ
nguyên liệu. Nguyên liệu chuẩn bị tốt năng suất chắc chắn sẽ cao.
3. Điều kiện nuôi ủ
Góp phần đáng kể trong việc nâng năng suất
nấm. Nếu trong thời gian ủ tơ, nhiệt độ lên cao hoặc xuống thấp quá, cũng làm
ảnh hưởng đến kết quả nuôi trồng, đặc biệt trong tình trạng thiếu oxy, tơ bị
ngộp, tiết nước, năng suất giảm nhanh. Do đó, bịch nuôi ủ nên để thoáng, mật độ
vừa phải, có cửa sổ để gió lùa
vào phòng làm giảm nhiệt độ, nhưng tránh
nắng rọi trực tiếp. Khi tơ đã lan đầy bịch, bắt đầu chuyển sang giai đoạn tưới
đón nấm. Giai đoạn này có nhiều vấn đề phải giải quyết:
- Nên treo bịch hay xếp kệ?
- Rạch bịch như thế nào?
- Lúc nào bắt đầu tưới và tưới ra sao?
- Nấm như thế nào thì thu hái được?
Phổ biến hiện nay người nuôi trồng vẫn thích treo hơn để dàn kệ, vì đở tốn kém
và dễ vệ sinh. Trong trường hợp ở nhà vườn, có thể kết hợp nuôi trồng nấm bào
ngư dưới các tán cây, để giảm một phần chi phí xây dựng. Bịch treo thành từng
xâu 8- 10 bịch theo kiểu nằm ngang.
Bịch treo hoặc xếp kệ xong cần tưới nước
ướt xung quanh thành bịch để rữa và kích thích tơ nấm.
Khi tơ nấm đã trắng đều là lúc bắt đầu mở miệng bịch để cho nấm “có chỗ chui
ra“. Dùng dao lam hoặc dao rọc giấy, rạch thành đường dài khoảng 10 cm hai hông
bịch, mỗi bên 2 đường. Đường rạch cần đủ rách bao nylon, không phạm sâu vào
khối mạt cưa có tơ nấm. Ngoài ra, cũng có thể tháo nút bông để nấm ra từ cổ
bịch.
Sau khi, rạch khoảng sáu giờ là có thể tưới nước. Lúc này vết thương của tơ nấm
ở các vết rạch đã lành lặn. Đồng thời, nước tưới sẽ làm tăng ẩm độ và giảm
nhiệt độ, kích thích nấm kết quả thể tốt hơn.
Khi nấm đã hình thành ở các lỗ rạch dạng cọng trắng nhỏ (san hô), cần giữ ẩm
tốt để quả thể phát triển bình thường. Nấm sẽ chuyển qua các giai đoạn của
quá trình phát triển và trưởng thành. Nếu giai đoạn này nhiệt độ lên cao hoặc
xuống quá thấp nấm sẽ bị chết.
4. Phòng bệnh
Là vấn đề lớn hiện nay, nhất là khi phong
trào trãi rộng, nhà nhà trồng nấm. Với số lượng bịch nuôi trồng lớn và trồng
quanh năm, nếu không có biện pháp phòng bệnh tốt, thì khó đạt được kết
quả. Việc phòng bệnh bao gồm:
- Chọn giống khoẻ
- Xử lý và khử trùng tốt nguyên liệu.
- Giữ môi trường nơi nuôi trồng thật vệ sinh.
- Hạn chế sử dụng thuốc sát trùng trực tiếp lên nấm. Chỉ nên phun
thuốc trừ sâu bệnh trước và sau khi nuôi trồng.
- Nên phân lô (bịch tốt, bịch xấu) để tiện chăm sóc.
Có thể tóm tắt những việc nên làm vào không nên làm, khi nuôi trồng nấm mèo.
NÊN LÀM
|
NÊN TRÁNH
|
Chọn
giống tốt
|
Meo
giống không rõ nguồn gốc
|
Nuôi
ủ tơ (bịch phôi) nơi thoáng, có ánh sáng nhẹ (không chiếu nắng).
|
Chồng
chất bịch hoặc treo dày quá khi ủ (nấm bị ngộp, nhiệt độ tăng) hay tối quá
(dễ phát sinh bệnh).
|
Thêm
dinh dưỡng hoặc phân bón vào nguyên liệu.
|
Thêm
hoá chất hoặc thuốc trừ sâu vào bịch phôi (để phòng bệnh)
|
Tưới
nước sau khi rạch bịch 6 giờ, để hạ nhiệt và tăng ẩm độ, kích thích nấm kết
quả thể.
|
Tưới
nước ngay sau khi rạch hoặc để quá lâu (ba đến năm ngày), nấm yếu, dễ phát
sinh bệnh.
|
Phun
thuốc phòng bệnh nhà trồng trước và sau khi đưa nấm vào tưới.
|
Phun
thuốc bừa bãi hoặc thường xuyên trong lúc chăm sóc và tưới nấm, trừ khi phát
sinh bệnh cần diệt tập trung.
|
Nấm bào ngư là loài có năng
suất nuôi trồng khá cao. Tuy nhiên, do công tác giống và cách nuôi trồng chưa
phù hợp, nên năng suất nấm nuôi trồng hiện nay còn thấp.
Năng suất nấm trung bình đối với trường hợp trồng bằng mạt cưa cao su chỉ
khoảng từ 300 – 400g/ bịch 1,5 kg, nếu là mạt cưa tạp chỉ khoảng 200 – 300g/
bịch 1,5 kg. Trường hợp trên bã mía kết quả khả quan hơn, năng suất có thể đạt
được 300 - 500g/ bịch 1 kg. Năng suất có lẽ cao nhất là trên rơm rạ cho,
trung bình 450 – 600g/ bịch 0,8kg.
Tuy nhiên, khi so sánh về chất lượng thì nấm trên mạt cưa vẫn cho tai nấm tốt
hơn. Trên rơm, nấm dễ ra và nhiều, nhưng tai nấm thường nhỏ và
mỏng.
VI. NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN
THẤT BẠI KHI TRỒNG NẤM BÀO NGƯ
Nấm bào ngư cũng giống như các ngành nông nghiệp (chăn nuôi và trồng trọt)
khác, nếu không có những hiểu biết và chuẩn bị tốt, thì vẫn có thể bị thất bại.
Nguyên nhân thất bại có thể do các lý do sau:
- Giống thoái hoá, nhiễm tạp, tai nấm nhỏ, năng suất kém. Do đó, tốt nhất nên
chọn nơi có nguồn giống tin cậy để mua.
- Nguyên liệu khử trùng không tốt, chổ ủ nóng và không vệ sinh, hoặc đôi khi do
sơ ý, cấy giống vào khi bịch còn nóng. Làm tỉ lệ bịch hư hỏng cao.
- Bịch phôi trong giai đoạn ủ tơ, nếu để chồng lên nhau hoặc chổ ủ không thông
thoáng (bí hơi), nhiệt độ tăng cao, nắng chiếu trực tiếp... tơ đổ mồ hôi, tiết
nước vàng. Đường rạch trên bịch quá dài, tưới nước giọt lớn, cũng là nguyên
nhân làm năng suất nấm giảm và tuổi thọ bịch rút ngắn lại.
- Dịch bệnh làm thất thu. Quá trình rạch bịch, nếu nơi treo nóng và khô, lại
chậm tưới nước dễ phát sinh bệnh trứng (nhện mạt hay mites). Nhà trồng hoặc ủ,
không vệ sinh hoặc gần trại gà, trại heo, thì dịch bệnh cũng có thể phát sinh
và lây lan.
Tóm lại, so với chăn nuôi và trồng trọt, thì trồng nấm là tương đối nhàn hạ
hơn, nhưng phải có những hiểu biết nhất định thì mới thu hái được kết quả tốt
nhất.
VII. NHỮNG LƯU Ý KHI NUÔI TRỒNG NẤM BÀO NGƯ
Nấm bào ngư giống như một số loài nấm khác, nghĩa là cũng có những đặc điểm
riêng của nó:
1. Tính nhạy cảm với môi trường
Nấm bào ngư là một trong những loài nấm nhạy cảm với môi trường nhất. Ngoài yếu
tố nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, pH, nồng độ CO2..., nấm còn đặc biệt
nhạy cảm với các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, như hoá chất, thuốc trừ sâu,
các kim loại nặng... cả trong nguyên liệu cũng như trong không khí. Tai nấm
thường biến dạng hoặc ngưng phát triển. Do đó, cần kiểm tra điều kiện nuôi
trồng hoặc nguồn nguyên liệu khi nấm có biểu hiện không bình thường.
2. Dị ứng do bào tử nấm bào ngư
Đối với các loại bào tử thì bào tử nấm bào ngư được ghi nhận đã có vài trường
hợp gây dị ứng cho người. Trong trường hợp này người chăm sóc hít phải bào tử
của nó, thì triệu chứng sẽ biểu hiện ngay trong 8 giờ (ở người nhạy cảm) hoặc
4- 6 tuần (ở trường hợp khác). Bào tử nấm xâm nhập vào cuống phổi, gây triệu
chứng khó thở, mệt mỏi, nhiều vết đỏ ở tay, nhứt đầu, ho và sốt (có thể đến 39oC).
Bệnh kéo dài vài ngày rồi dứt, nhưng có thể tái đi tái lại, khi tiếp xúc trở
lại với nguồn bệnh.
Để tránh hít phải bào tử nấm (nấm bào ngư, cũng như các loài nấm khác),
không nên vào nhà trồng vào sáng sớm, trời lạnh (lúc nấm phóng thích nhiều bào
tử nhất) hoặc đeo khẩu trang khi vào khu vực nhà trồng.
VIII. NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP Ở NẤM BÀO NGƯ
Nấm bào ngư có sức sống rất mạnh, nhiều nơi người ta sử dụng cả bịch nấm mèo
không mọc được hoặc bị mốc, hấp lại và trồng nấm bào ngư. Do đó, so với những
loài nấm
khác thì nấm bào ngư là loài ít bị bệnh nhất.
Tuy nhiên, khi nuôi trồng, nấm lại rất nhạy cảm với môi trường, như nhiệt độ
lên xuống đột ngột cũng có thể làm nấm ngừng tăng trưởng, không mọc hoặc tàn
nhanh. Nước tưới bị phèn, bị mặn cũng làm nấm không phát triển được hoặc dị
dạng. Quá trình tưới, nếu giọt nước quá lớn và mạnh sẽ dễ làm chết các nụ nấm
và tai đang trưởng thành. Tai nấm bị nước thường nhũn ra và chết rũ.
Đối với bệnh nhiễm, thì có hai bệnh chủ yếu: mốc xanh (Trichoderma sp.)
và ấu trùng ruồi.
Trichoderma phát triển mạnh trên các cơ chất có chất gỗ, chúng có thể
tranh ăn với nấm bào ngư và làm ảnh hưởng đến năng suất nấm. Nấm bệnhbắt dầu từ
những vết bông xanh, sau đó chúng nhanh chóng chuyển sang đen. Để hạn chế sự
phát triển của loài mốc này, cần khử trùng tốt nguyên liệu trồng nấm hoặc nâng
pH môi trường.
Trường hợp ấu trùng ruồi hay còn gọi là giòi, chúng chui vào bịch và bịch sẽ bị
thâm quần từng mãng. Vết bệnh có những dường rãnh quằn quyện như “vẽ
bùa”. Đôi khi chúng cũng len vào giữa các khe bên dưới mũ nấm, cắn phá làm
hư hại nấm. Tốc độ sinh sản chúng rất nhanh, nên thiệt hại không phải nhỏ. Nhà
trồng vì vậy nên làm lưới chắn, để tránh ruồi chui vào. Tuy nhiên, vấn đề chính
là vệ sinh nhà trại, không để ổ dịch phát sinh.
IX. BẢO QUẢN VÀ TIÊU THỤ NẤM BÀO NGƯ
Nấm bào ngư được xếp vào nhóm “nấm thịt”, tai nấm khi chuyển sang dạng phễu
lệch là lúc thu hái. Nấm có thể bán tươi hoặc nấm khô.
Nấm có thể chế biến thành nhiều món ăn, đơn giản như: xào dầu, chiên hột vịt,
nấu canh, nấu súp, nấu cháo; phức tạp như: ướp xả ớt nướng, lăn bột chiên,
hầm gà, hầm vịt, nấu lẫu...
Nấm tươi thu hái tốt nhất dạng phễu và tránh để ướt nước, không chồng chất lên
nhau nhiều quá hoặc không bị nắng gắt... có thể giữ 12 giờ đồng hồ ở nhiệt độ
thường. Nếu để điều kiện mát (15-20oC), nấm có thể giữ ba đến năm
ngày. Ngoài ra, có thể kéo dài thời gian bảo quản, nếu giữ trong túi PE với
nồng độ CO2 cao (trên 25%).
Trong trường hợp không tiêu thụ kịp nấm tươi, có thể phơi khô nấm để bảo quản
và bán dần. Nấm bào ngư rất dễ làm khô, chỉ cần trãi đều ra và hong gió là tai
nấm đã khô lại. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng nấm khô, sau khi phơi, cần sấy
thêm ở nhiệt độ 40oC trong 4 giờ. Trung bình 10 - 11 kg nấm tươi sẽ
cho ra 1 kg nấm khô.
Vào cuối những năm 70 đầu năm 80, nhà máy đồ hộp Linh Xuân là nhà máy đầu tiên
đóng hộp nấm bào ngư để xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện nay nấm bào ngư có thể chế
biến và đóng trong bao bì nhựa, khử trùng và bảo quản lạnh để phục vụ cho nhu
cầu tiêu thụ trong nước.
Tóm lại, nấm bào ngư là một loại nấm ăn ngon, bổ dưỡng, vì vậy sản lượng tăng
rất nhanh, từ 32.000 tấn nấm tươi năm 1979, lên 169.000 tấn năm 1986 và 909.000
tấn năm 1990. Chắc chắn rằng trong thời gian tới, nấm bào ngư sẽ chiếm được vị
trí xứng đáng trong sản xuất và kinh doanh nấm ở nước ta.
nhà mình cũng mới bắt đầu trồng nấm bào ngư nhưng dùng phương pháp đóng mở nắp sẽ dễ kiểm soát đầu ra của nấm hơn
Trả lờiXóaCần được tư vấn trồng nấm bào ngư
Trả lờiXóa